Published on

ChatGPT và làn sóng layoff

Authors

join our community

Layoffs

ChatGPT là gì?

ChatGPT, viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer, là một chatbot do công ty OpenAI của Mỹ phát triển và ra mắt vào tháng 11 năm 2022. ChatGPT được xây dựng dựa trên GPT-3.5 - một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI đồng thời được tinh chỉnh bằng cả hai kỹ thuật học tăng cường lẫn học có giám sát. ChatGPT được ra mắt vào 30/11/2011, và đã đạt được 10 triệu người dùng trong vòng 1 tuần. Đây là ứng dụng đạt 10 triệu người dùng nhanh nhất trong lịch sử.

Làn sóng layoff hiện nay trong giới công nghệ toàn cầu

Layoff là cụm từ mô tả hành động của người sử dụng lao động khi họ đình chỉ hoặc buộc người lao động thôi việc, tạm thời hoặc vĩnh viễn, và vì những lý do khác chứ không phải là do hiệu suất làm việc

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một công ty đi đến quyết định Layoff, tuy nhiên các nguyên nhân phổ biến nhất thường đến từ tình hình tài chính hoặc sự thay đổi về chiến lược phát triển của các công ty.

Làn sóng layoff hiện nay đang diễn ra ở nhiều công ty khác nhau trên toàn cầu, từ những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Google, Twitter, Microsoft, Apple, đến các công ty khởi nghiệp như Robinhood, DoorDash, Instacart, Airbnb hay những công ty trong nước như Momo, Vinfast... mọi thứ đang diễn ra rất nhanh chóng và đáng sợ.

Làn sóng layoff bắt đầu từ cuối quý 3 năm 2022 và ngày càng lan rộng, dự kiến năm 2023 sẽ là năm có nhiều công ty layoff nhất trong lịch sử. Tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn, tuy vậy, nếu bạn là một trong những người bị layoff, hãy cố gắng tìm kiếm những cơ hội mới, đừng để mình bị đánh bại bởi tình hình hiện tại.

Nguyên nhân gây ra làn sóng layoff hiện nay

Tình hình tài chính

  • Tình hình tài chính của các công ty đang trở nên khó khăn hơn, do đó các công ty đang cần phải giảm chi phí để duy trì hoạt động, trong đó layoff là một trong những giải pháp được sử dụng nhiều nhất.

Tình hình tài chính khó khăn này được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có 2 nhóm nguyên nhân chính đến từ Covid-19 và cuộc chiến Nga - Ucraina.

Covid-19

Covid 19

  • Tại nhiều thị trường, các công ty công nghệ thường được các nhà đầu tư ưu ái, từ đó các doanh nghiệp này có thể dễ dàng đẩy mạnh việc tuyển nhân sự, dẫn đến chi phí vận hành ngày càng lên cao. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Covid-19, nền kinh tế của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, do đó các công ty công nghệ cũng không thể tránh khỏi tình hình tài chính khó khăn. Sau thời gian cách ly, giãn cách ở nhiều quốc gia, nguồn tiền trong nền kinh tế đã không còn gồng gánh nổi dẫn đến bong bóng phát triển của các công ty công nghệ nhanh chóng vỡ nát.

Cuộc chiến Nga - Ucraina

Nói về chiến tranh trong một bài phân tích về công nghệ thoạt đầu nghe có vẻ khiên cưỡng và không hợp lý, tuy nhiên tình trạng kinh tế toàn cầu suy thoái như hiện tại thì cuộc chiến diễn ra ngay thời điểm thế giới vừa đi qua đại dịch Covid-19 như một cú Knock-out đối với nhiều nền kinh tế.

Nga U War

Ảnh hưởng lớn nhất của cuộc chiến này lên nền kinh tế thế giới nằm ở 02 yếu tố là giá nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt) và giá lương thực.

  • Ở khía cạnh năng lượng, Nga là quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới, đặc biệt hơn là đối với các quốc gia châu Âu, nguồn năng lượng giá rẻ này từ Nga giúp giải quyết rất nhiều vấn đề. Cuộc chiến Nga - Ucraina dẫn đến các lệnh cấm vận khí đốt nhằm vào Nga từ thế giới phương tây, điều này khiến các nước châu Âu tự đẩy mình vào thế phải mua khí đốt giá cao từ các nguồn cung khác. Giá khí đốt nhiều thời điểm đã đạt mốc cao nhất trong lịch sử, điều này dẫn đến việc các nước phương tây kể cả Mĩ rơi vào tình trạng lạm phát tương đối nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến nguồn tiền cung cấp cho thế giới các công ty công nghệ gặp vấn đề.

  • Tương tự như năng lượng, mặc dù ít ảnh hưởng hơn nhưng cả Nga và Ucraina đều là các quốc gia xuất khẩu lúa mì - lương thực chính của nhiều quốc gia châu Âu và châu Phi, khi cuộc chiến và các lệnh cấm vận diễn ra, lượng lúa mì cung cấp ra thị trường giảm mạnh dẫn đến giá lương thực tăng cao cũng là một yếu tố không nhỏ thúc đẩy quá trình lạm phát ngày càng nghiêm trọng.

Sự thay đổi về chiến lược phát triển

  • Nhận thấy vai trò của dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo cũng như các xu thế công nghệ mới hậu covid dẫn đến áp lực chuyển hướng kinh doanh, phát triển của nhiều công ty công nghệ lớn, các công ty công nghệ đang có những bước chuyển hướng chiến lược phát triển.

  • Điển hình của những công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, Amazon, Apple, Microsoft đều đang có những bước chuyển hướng chiến lược phát triển, đặc biệt là các công ty công nghệ Mĩ. Có thể thấy nhiều công ty công nghệ sa thải một lượng lớn nhân viên tuy nhiên cũng đồng thời tuyển mới một con số còn lớn hơn, chủ yếu tập trung vào các mảng như AI, Big Data,...

Đánh giá chung

Danh gia chung

Các công ty công nghệ phải đánh giá lại chiến lược sử dụng nhân sự và một trong những yếu tố đánh giá chính là tỷ lệ doanh thu kiếm được trên mỗi nhân sự, trong giai đoạn phát triển bùng nổ, chỉ số này ít được chú ý đến, tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn hậu covid, chỉ số này ngày càng được chú ý đến, các công ty phải đánh giá lại xem nhân viên của mình có đang làm việc hiệu quả hay không và cắt giảm đi những cá nhân, đơn vị làm việc không hiệu quả. Nhiều công ty không hẳn là bắt buộc phải sa thải nhân viên do thua lỗ hay thiếu hụt nguồn tiền mà đơn giản là các công ty này bị áp lực phải thay đổi khi các đối thủ đang tối ưu hoá bộ máy của họ, đây là câu chuyện sống còn.

Sự xuất hiện của ChatGPT

ChatGPT cũng không hẳn là “vô can” khi nhắc đến các nguyên nhân gây ra làn sóng layoff, có thể nói sự xuất hiện của ChatGPT đem lại động lực lớn cho các công ty đưa ra khi quyết định layoff

Từ các lý do phía trên, có thể nói ChatGPT không phải nguyên nhân chính của làn sóng layoff hiện tại.
Sự xuất hiện của ChatGPT vào thời điểm này làm nhiều người lầm tưởng rằng làn sóng layoff tại các công ty công nghệ xuất phát từ việc AI đang dần thay thế con người, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Sự xuất hiện của ChatGPT gây ảnh hưởng truyền thông rất lớn tuy nhiên làn sóng layoff đã xuất hiện tư trước khi nó được OpenAI chính thức ra mắt vào 30/11/2022

Greg Brockman: ChatGPT chưa thể thương mại hoá trong tương lai gần

Bản thân ChatGPT 3 hay thậm chí là phiên bản thế hệ sau của nó - ChatGPT 4 dù đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên chính Co-Founder của Open AI - Greg Brockman cũng đã khẳng định ChatGPT chưa thể thương mại hoá trong tương lai gần. Nó vẫn có thể được sử dụng như một công cụ vô cùng hữu ích giúp các lập trình viên nói riêng và những công việc tương tự nói chung có thể hoàn thành công việc nhanh và dễ dàng hơn, giúp tăng mạnh năng suất lao động.

Mặc dù vậy, sự phát triển của công nghệ bản thân nó cũng vẫn đã và đang đem đến những đe doạ cho các ngành yêu cầu mức sáng tạo thấp như giao dịch viên ngân hàng, telesales,… đối với các ngành khác đặc thù hơn, ngay cả khi ChatGPT có thực sự được thương mại, con số này cũng chỉ thay thế được 20-30%.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký ChatGPT tại Việt Nam

Join our community:
• • •